Chia sẻ về sách tự học thêm Tiếng Anh nói chung, TOEFL, SAT của cô gái nhận học bổng “khủng” nhất thời gian qua - Học Kèm Tiếng Anh Online Với Giáo Viên Bản Ngữ

Tin tức & Sự kiện

Chia sẻ về sách tự học thêm Tiếng Anh nói chung, TOEFL, SAT của cô gái nhận học bổng “khủng” nhất thời gian qua

Tôn Hiền Anh là học sinh lớp chuyên Trung đầu tiên của ngôi trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam xuất sắc ghi danh vào Đại học Harvard, Mỹ với học bổng toàn phần trị giá 320.000 USD (hơn 7 tỉ đồng) cho 4 năm.

Bản thân là một người hướng nội, Hiền Anh thấu hiểu ưu thế, lợi thế của một học sinh hướng nội khi chuẩn bị hồ sơ apply học bổng đại học Mỹ. Em cho rằng, người hướng nội có thể không mạnh về hoạt động ngoại khóa như cá nhân hướng ngoại nhưng đó không hoàn toàn là điểm yếu.

“Điểm khác biệt là cách mình cảm nhận hoạt động ngoại khóa, không chỉ tham gia để tham gia mà tham gia để cảm nhận, từ đó tìm ra hướng phát triển trong tương lai”, Hiền Anh chia sẻ.

Rất nhiều tin nhắn từ các bạn hỏi mình kinh nghiệm học tiếng Anh nên mình nghĩ chắc nên viết post share public luôn. Thế mà chần chừ đến tận bây giờ mới post vì thật sự mình thấy tuy mình có thể hiểu và giao tiếp khi sang Mỹ, và điểm số của mình cũng vừa đủ để apply ,nhưng mình không cảm thấy bản thân có gì xuất sắc cả. Rất nhiều bạn nói tiếng Anh hay cực kỳ, có bạn thi thành tích dài dằng dặc mà điểm tuyệt đối luôn ấy! Sau mình nghĩ là nếu có chút vốn kinh nghiệm gì thì cứ share, không giúp được nhiều thì giúp được ít ^_^. Mình nghiệm ra là hem cần đợi đến bản thân trở nên hoàn hảo – Mọi người đọc nếu có ý kiến/bổ sung gì thì đóng góp để suggestions được hoàn thiện hơn <3
Note: Những suggestions của mình không giới hạn độ tuổi, nhưng mình nghĩ là sẽ target nhiều đến các bạn hướng chuyên Anh hơn nhé.
I. Sách tiếng Anh nói chung (đặc biệt cho các bạn hướng chuyên Anh) :

 

  1. [Từ điển] Oxford Dictionary: Quyển dày cộp màu xanh (phiên bản Anh Anh nhé)! Mình đã thử mua cuốn Oxford cầm tay bé xíu nhưng không thích bằng quyển dày nè. Quyển từ điển này có mấy ưu điểm: 1. Giải thích nghĩa rất là sâu và kỹ, 2. Có ví dụ minh hoạ cho từ mới đặt trong ngữ cảnh cụ thể, và 3. Là tiếng Anh – Anh nên dễ đọc. Các bạn nhớ mua bản màu và chất lượng cuốn từ điển tốt một tý, hem nên photo (tin mình đi, mình đã thử) vì đau mắt lắm mà phải dùng nhiều đó.
  2. [Ngữ pháp] English Grammar In Use by Raymond Murphy: Quyển có mấy trăm bài ngữ pháp tiếng Anh ạ. Nếu các bạn tìm được song ngữ thì càng tốt. Học xong kiến thức ngữ pháp về cơ bản là ổn rồi. Cách học của mình với quyển này là mình học thuộc từng bài ngữ pháp một, rồi cứ 10 bài mình lại ôn lại 1 lần. Hồi bé ý thức kém lắm nên 1 năm mới nhồi nhét xong quyển này. Lúc học xong thì khoảng 1 tuần là mình cứ ôm quyển sách ôn đi ôn lại 20 bài một, rồi 30 bài một, etc. Mình hem có thông minh lắm nên phải làm vậy thôi chứ các bạn mình hình như không có ai làm vậy hết trơn =))
  3. English Phrasal Verbs In Use màu xanh lá: không biết tại sao thi học sinh giỏi với thi chuyên Anh Ams hay có mấy cái phrasal verbs nè chứ sang bên kia mình không có dùng @@
  4. Ngoài ra khuyên các bạn nên mua sách của Xuân BáVĩnh Bá về luyện thêm. Hai tác gỉa này viết sách tiếng Anh chủ đề khá rộng: từ vựng, ngữ pháp, thành ngữ tục ngữ, giới từ, viết lại câu, etc. Cá nhân thì mình chuộng sách của Xuân Bá hơn. Lưu ý là có một số lỗi nhỏ sách có thể chưa đúng/dịch chưa chuẩn. Nhưng không sao – chúng ta có thể tin sách 90% nhưng hoàn toàn có thể tin Oxford Dictionary thần thánh 100%!!
  5. [Nghe] Cuốn đầu tiên mình nghe là Listen Carefully, sau đó thì lên Listen In 3, rồi lên First Certificate in English (mình dùng quyển 3 thôi nhưng nếu đầu tư được thì bạn cứ mua cả bộ. Hơi mắc nhưng dùng rất là thích).
  6. Tuyển tập đề thi 30 tháng 4 – quyển sách thần thánh gối đầu giường của các bạn mộng thi chuyên Anh Ams và thi học sinh giỏi <3
II. Sách tự học cho TOEFL:
  1. Hai quyển TOEFL của ETS: Hai quyển nè đắt lòi mà mình phải nuốt nước mắt mua á TT_TT Quyển xanh có 3 bài tests mẫu dễ hơn đề thi thật khá nhiều. Các bạn mới học TOEFL thì mình khuyên nên học quyển xanh trước nhé. Quyển nâu thì là 5 tests thật của thi TOEFL trước đây – khó ngang ngửa với đề thật luôn. Quyển nâu thì mình khuyên là sát thi TOEFL hẵng làm thử.
  2. Sách TOEFL ibt của Princeton và Barron’s: Các bạn nên mua quyển có test đầy đủ bốn phần luôn thay vì từng loại nhé. Princeton dễ hơn nên làm Princeton trước, Barron’s khó hơn (nhiều khi khó hơn đề thi thật) thì làm sau. Có 1 phần các bạn hoàn toàn có thể skip là phần Viết: phần này mình thấy cả hai quyển đều chưa giúp trong việc giúp mình quen với dạng viết mà ETS yêu cầu.
  3. Sách Delta Key’s và Longman: khá là dễ, không sát đề thi, nhưng mình thấy help trong việc trau dồi kỹ năng. Nếu các bạn chuẩn bị sớm thì làm thêm ?
  4. IVY’S Listening and Reading 15 Actual Tests: Mình cực kỳ thích bộ này. Đề hay, khá là khó. Nên làm sau khi làm TOEFL ETS xanh, Princeton (và Delta và Longman =))
  5. Và cuối cùng … my most favorite TOEFL book ever: CAMBRIDGE PREPARATION FOR THE TOEFL TEST – sát đề thi thật, đề hay và challenging.
Phần viết: ETS thay đổi dạng đề theo từng đợt nên mình cũng không biết năm sau mình các bạn sẽ phải viết kiểu thế nào. Nhưng về phần này các bạn có thể google đề viết TOEFL, tự tìm đề, tự bấm giờ và tự làm. Nếu các bạn có hứng thú, mình sẽ viết một posts riêng nói cụ thể hơn ở phần này ^_^
III. Sách tự học cho SAT:
  1. Princeton và Barron’s: Vẫn như thế – hai nhà xuất bản này sách nội dung khá hay. Một cách truyền thống, Princeton vẫn luôn dễ hơn và Barron’s vẫn luôn khó hơn so với đề thật. Đề viết của Princeton thì okay nhưng đề viết của Barron’s mình nghĩ các bạn có thể skip.
  2. http://www.cracksat.net/index.html – TRANG WEB THẦN THÁNH có rất nhiều đề thi SAT thật của các năm trước. Tuy College Board có thay đổi format, nhưng mình tin là những đề thi cũ vẫn rất hữu ích trong việc giúp mình luyện kỹ năng đọc hiểu/viết lách ấy. Kỹ năng này sẽ theo chân các bạn đến những năm tháng đại học nên cố lên nhé <3
  3. Sách của College Board: có tests do College Board – người ra đề – tự biên soạn. Quyển này hình như có 10 tests. Mình khuyên là các bạn nên vừa làm vừa tiết kiệm để dành vài tests đến sát thi làm, ước chừng điểm mình luôn. Với mình thì khi làm điểm phản ánh khá sát với điểm thật.
Danh sách trên là những cái tên mình nhớ on the spot luôn. Các bạn đã trải qua quá trình nè rồi mà biết có nguồn nào thấy helpful thì chia sẻ cho các bạn đang chuẩn bị trải qua nhé <3
Nếu bạn đang đọc đống này và đang trong quá trình miệt mài với tiếng Anh/SAT/TOEFL thì fighting nhá! Chúc các bạn nhiều điều tốt lành ^_^
Nguồn: Tôn Hiền Anh.